Tin công ty | 15-03-2023
Tin thị trường | 24-09-2011
Tp.HCM: Đầu tư hạ tầng giao thông - Sẽ xây dựng cơ chế đột phá
Hôm qua (23/9), tại Tp.HCM, Bộ Giao thông Vận tải do Bộ trưởng Đinh La Thăng dẫn đầu, đã có cuộc làm việc với UBND Tp.HCM do Chủ tịch Lê Hoàng Quân chủ trì.
Cuộc họp xoay quanh những vấn đề về chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố, phát triển cảng biển, cảng hàng không và một số cơ chế quản lý các công trình giao thông công chính.
Nâng cao vai trò Sở Giao thông Vận tải
Quan điểm của UBND Tp.HCM được ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải đại diện báo cáo là tập trung nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng giao thông mới đồng thời với việc khai thác hiệu quả hệ thống hiện hữu. Tp.HCM đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng, trong đó quan tâm đặc biệt tới các phương tiện có sức chở lớn như metro, có kế hoạch hạn chế sử dụng xe cá nhân, từng bước giãn dân ra ngoại thành…
Với những công việc cụ thể, UBND Tp.HCM kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Nội vụ đề nghị Chính phủ điều chỉnh Nghị định 13, giao Sở Giao thông Vận tải có chức năng tham mưu cho UBND Tp.HCM các vấn đề liên quan đến giao thông như cầu, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị và các kết cấu hạ tầng khác có liên quan đến giao thông như cấp thoát nước, công viên cây xanh, chiếu sáng công cộng, bãi đậu xe đô thị….
UBND Tp.HCM kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ bổ sung thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyên ngành giao thông cho Thanh tra giao thông vận tải. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Đức cho biết, đã trao đổi với Bộ Nội vụ về những kiến nghị của thành phố. Bộ Nội vụ trả lời: Tp.HCM chủ động cùng Bộ Giao thông Vận tải đề xuất giải pháp tốt nhất, trình lên Chính phủ xem xét.
Chủ động chọn hình thức đầu tư công trình giao thông
Liên quan đến công tác chống ùn tắc giao thông, UBND Tp.HCM kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chủ trì sớm xây dựng đề án hạn chế cũng như lộ trình cấm xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông theo tinh thần Nghị quyết 88 của Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải là cần có giải pháp mạnh, cương quyết không cho sử dụng vỉa hè, lòng lề đường làm nơi kinh doanh hoặc giữ xe. Phạt nghiêm các hành vi vi phạm luật giao thông như có thể tịch thu luôn xe sai phạm. Trước mắt nghiên cứu hạn chế xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh lưu thông trên một số tuyến đường, sau đó triển khai rộng dần ra.
UBND Tp.HCM kiến nghị Chính phủ ưu tiên, tập trung tối đa các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ODA để xây dựng hệ thống đường sắt đô thị và một số công trình giao thông trọng điểm khác. Tp.HCM mong muốn nhanh chóng hoàn thành hệ thống đường vành đai để tách bạch giữa giao thông quá cảnh và giao thông trong đô thị.
Về nội dung này, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định sẽ xây dựng cơ chế đột phá, đặc biệt là đột phá trong thu hút vốn, giải phóng mặt bằng, mở rộng các hình thức đầu tư để tìm kiếm nguồn lực. Tinh thần là Bộ Giao thông Vận tải chỉ quản lý quy hoạch và các vấn đề liên quan. Công tác chọn thầu, giao thầu hay đấu thầu do địa phương chủ động thực hiện thay vì phải xin ý kiến trung ương như hiện nay.
Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Hoàng Quân thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng về những vấn đề mang tính đột phá này. Ông Lê Hoàng Quân cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển Tp.HCM lên khả năng tiếp nhận 200 triệu tấn/năm vào năm 2020, thay cho 130 triệu tấn/năm như quy hoạch; nghiên cứu đảm bảo an toàn bay cho sân bay Tân Sơn Nhất.
Nâng cao vai trò Sở Giao thông Vận tải
Quan điểm của UBND Tp.HCM được ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải đại diện báo cáo là tập trung nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng giao thông mới đồng thời với việc khai thác hiệu quả hệ thống hiện hữu. Tp.HCM đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng, trong đó quan tâm đặc biệt tới các phương tiện có sức chở lớn như metro, có kế hoạch hạn chế sử dụng xe cá nhân, từng bước giãn dân ra ngoại thành…
Với những công việc cụ thể, UBND Tp.HCM kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Nội vụ đề nghị Chính phủ điều chỉnh Nghị định 13, giao Sở Giao thông Vận tải có chức năng tham mưu cho UBND Tp.HCM các vấn đề liên quan đến giao thông như cầu, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị và các kết cấu hạ tầng khác có liên quan đến giao thông như cấp thoát nước, công viên cây xanh, chiếu sáng công cộng, bãi đậu xe đô thị….
UBND Tp.HCM kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ bổ sung thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyên ngành giao thông cho Thanh tra giao thông vận tải. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Đức cho biết, đã trao đổi với Bộ Nội vụ về những kiến nghị của thành phố. Bộ Nội vụ trả lời: Tp.HCM chủ động cùng Bộ Giao thông Vận tải đề xuất giải pháp tốt nhất, trình lên Chính phủ xem xét.
Chủ động chọn hình thức đầu tư công trình giao thông
Liên quan đến công tác chống ùn tắc giao thông, UBND Tp.HCM kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chủ trì sớm xây dựng đề án hạn chế cũng như lộ trình cấm xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông theo tinh thần Nghị quyết 88 của Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải là cần có giải pháp mạnh, cương quyết không cho sử dụng vỉa hè, lòng lề đường làm nơi kinh doanh hoặc giữ xe. Phạt nghiêm các hành vi vi phạm luật giao thông như có thể tịch thu luôn xe sai phạm. Trước mắt nghiên cứu hạn chế xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh lưu thông trên một số tuyến đường, sau đó triển khai rộng dần ra.
Đường Võ Văn Kiệt đoạn vào hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn qua quận 2 |
UBND Tp.HCM kiến nghị Chính phủ ưu tiên, tập trung tối đa các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ODA để xây dựng hệ thống đường sắt đô thị và một số công trình giao thông trọng điểm khác. Tp.HCM mong muốn nhanh chóng hoàn thành hệ thống đường vành đai để tách bạch giữa giao thông quá cảnh và giao thông trong đô thị.
Về nội dung này, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định sẽ xây dựng cơ chế đột phá, đặc biệt là đột phá trong thu hút vốn, giải phóng mặt bằng, mở rộng các hình thức đầu tư để tìm kiếm nguồn lực. Tinh thần là Bộ Giao thông Vận tải chỉ quản lý quy hoạch và các vấn đề liên quan. Công tác chọn thầu, giao thầu hay đấu thầu do địa phương chủ động thực hiện thay vì phải xin ý kiến trung ương như hiện nay.
Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Hoàng Quân thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng về những vấn đề mang tính đột phá này. Ông Lê Hoàng Quân cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển Tp.HCM lên khả năng tiếp nhận 200 triệu tấn/năm vào năm 2020, thay cho 130 triệu tấn/năm như quy hoạch; nghiên cứu đảm bảo an toàn bay cho sân bay Tân Sơn Nhất.
(Theo SGGP)