Tin công ty | 15-03-2023
Tin thị trường | 20-11-2009
Ngân hàng lo đói vốn cuối năm
Yếu tố mùa vụ và cả những nhân tố bất thường đang đẩy ngân hàng đứng trước nguy cơ thiếu hụt thanh khoản dịp cuối năm.
Biểu lãi suất huy động của các ngân hàng những ngày này có nét tương đồng với thời khủng hoảng thanh khoản hơn một năm rưỡi về trước, lãi suất các kỳ hạn vênh nhau không đáng kể, thậm chí lãi kỳ hạn dài còn thấp hơn kỳ hạn ngắn. Trong khi lãi suất cho vay bị khống chế ở mức 10,5%, ngân hàng vẫn thi nhau đẩy lãi suất huy động lên cao với mong muốn gom đủ vốn cho nhu cầu cuối năm và đảm bảo thanh khoản. Một số ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất tiền gửi dài hạn lên hơn 10% một năm (sát mức trần 10,5%). Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3-6 tháng được áp dụng phổ biến 8,5 -9,3% một năm.
Mặc dù lãi suất đã tăng gần kịch trần nhưng lượng tiền huy động của các ngân hàng vẫn chưa được cải thiện mà có xu hướng giảm dần. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng huy động vốn quý II là 10,65%, nhưng đến quý III chỉ còn 4,45%. Bước sang tháng 10, số dư tiền gửi ngân hàng chỉ tăng 1,85% so với cuối tháng 9.
Nhiều lãnh đạo ngân hàng cổ phần thừa nhận huy động vốn khó khăn hơn những tháng cuối năm. Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng cho biết, trong tháng 10, tiền gửi của cá nhân không tăng và càng lúc càng khó huy động hơn. Một lãnh đạo của Vietcombank tiết lộ, kể từ cuối tháng 10 và sang đầu tháng 11, nguồn tiền huy động từ dân cư đang có xu hướng giảm.
Theo ông Hà Hoàng Dũng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB), tốc độ tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng không đáng ngại, song vẫn chủ động triển khai các kế hoạch hút vốn cuối năm. Ông Dũng cho biết, để có đủ nguồn đảm bảo thanh khoản, ngân hàng vẫn phải tìm cách huy động vốn ở những kỳ trung và dài hạn, thông qua phát hành trái phiếu, tăng vốn điều lệ và huy động nguồn vốn trong dân cư.
Đại diện một số ngân hàng thương mại than lãi suất cơ bản là “bức tường” ngăn dòng chảy vốn vào ngân hàng. Theo quy định hiện hành, lãi suất kinh doanh của các ngân hàng không được vượt 150% lãi suất cơ bản (hiện là 7% một năm). Tuy nhiên, không ít lãnh đạo ngân hàng khác thì cho rằng lãi suất không phải là nguyên nhân duy nhất khiến huy động vốn giảm.
Dù quota tăng trưởng tín dụng của cả năm đã xài hết, các ngân hàng vẫn phải lo hút vốn bù đắp thanh khoản sau nhiều tháng tăng cường cho vay kích cầu. Hai cái Tết cận kề (dương lịch và âm lịch) càng đe dọa nguồn vốn ngân hàng, bởi nhu cầu chi tiêu trong dân chúng và cộng đồng doanh nghiệp sẽ tăng cao hơn, lượng tiền sẽ bị hút ra nền kinh tế nhiều hơn trước.
Nhiều nhận định cho rằng, dấu hiệu căng thẳng thanh khoản vốn ngắn hạn cho những tháng cuối năm 2009 và dịp Tết Canh Dần đang lộ dần. Áp lực vốn khiến các ngân hàng phải dự phòng trước. Trong cơ cấu tiền gửi, tỷ lệ không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn luôn áp đảo kỳ hạn dài. Chính vì thế, các ngân hàng thương mại buộc phải dự trữ thanh toán lớn hơn nên thiếu chủ động nguồn vốn cho vay dài hạn cũng như dành vốn cho hoạt động kinh doanh khác. Các kênh đầu tư khác đang hấp dẫn nên huy động vốn của ngân hàng càng khó khăn.
Việc hạn chế tín dụng trong thời gian gần đây được đại diện một số nhà băng giải thích đơn giản là do không huy động được tiền thì không thể cho vay ra, nhất là khi hạn mức tín dụng đã cạn.
"Khi ngân hàng thực hiện hỗ trợ lãi suất, một yêu cầu bắt buộc là không được từ chối cho vay nếu đối tượng đủ điều kiện. Hơn nữa, những hợp đồng tín dụng ký từ trước đã đến ngày giải ngân cũng là một áp lực về vốn đối với ngân hàng. Tôi đã cảnh báo sớm với ngân hàng, các anh có hai cái Tết phải lo", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu trao đổi với báo chí tuần qua.
Theo thống đốc, Ngân hàng Nhà nước cũng đang ở trong thế kẹt vì nếu giữ nguyên lãi suất hoặc hạ lãi suất cơ bản, để hạ giá vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ chống suy giảm kinh tế thì lại mâu thuẫn với mong muốn nâng lãi suất cơ bản để giải tỏa cơn khát vốn của các ngân hàng thương mại.
Khả năng các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản cũng không nhiều. Bởi theo ông Giàu, lạm phát vẫn là vấn đề đáng quan tâm ở Việt Nam. "Trong điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước phải bảo vệ sự ổn định của mức tăng cung tiền. Có thể mất mạng chứ không được để mất ổn định của mức tăng lượng tiền cung ứng", ông nói thêm.
Biểu lãi suất huy động của các ngân hàng những ngày này có nét tương đồng với thời khủng hoảng thanh khoản hơn một năm rưỡi về trước, lãi suất các kỳ hạn vênh nhau không đáng kể, thậm chí lãi kỳ hạn dài còn thấp hơn kỳ hạn ngắn. Trong khi lãi suất cho vay bị khống chế ở mức 10,5%, ngân hàng vẫn thi nhau đẩy lãi suất huy động lên cao với mong muốn gom đủ vốn cho nhu cầu cuối năm và đảm bảo thanh khoản. Một số ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất tiền gửi dài hạn lên hơn 10% một năm (sát mức trần 10,5%). Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3-6 tháng được áp dụng phổ biến 8,5 -9,3% một năm.
Mặc dù lãi suất đã tăng gần kịch trần nhưng lượng tiền huy động của các ngân hàng vẫn chưa được cải thiện mà có xu hướng giảm dần. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng huy động vốn quý II là 10,65%, nhưng đến quý III chỉ còn 4,45%. Bước sang tháng 10, số dư tiền gửi ngân hàng chỉ tăng 1,85% so với cuối tháng 9.
Nhiều lãnh đạo ngân hàng cổ phần thừa nhận huy động vốn khó khăn hơn những tháng cuối năm. Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng cho biết, trong tháng 10, tiền gửi của cá nhân không tăng và càng lúc càng khó huy động hơn. Một lãnh đạo của Vietcombank tiết lộ, kể từ cuối tháng 10 và sang đầu tháng 11, nguồn tiền huy động từ dân cư đang có xu hướng giảm.
Căng thẳng thanh khoản được dự báo trước,
song ngân hàng hầu như không có giải pháp hữu hiệu. Ảnh: Hoàng Hà
song ngân hàng hầu như không có giải pháp hữu hiệu. Ảnh: Hoàng Hà
Theo ông Hà Hoàng Dũng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB), tốc độ tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng không đáng ngại, song vẫn chủ động triển khai các kế hoạch hút vốn cuối năm. Ông Dũng cho biết, để có đủ nguồn đảm bảo thanh khoản, ngân hàng vẫn phải tìm cách huy động vốn ở những kỳ trung và dài hạn, thông qua phát hành trái phiếu, tăng vốn điều lệ và huy động nguồn vốn trong dân cư.
Đại diện một số ngân hàng thương mại than lãi suất cơ bản là “bức tường” ngăn dòng chảy vốn vào ngân hàng. Theo quy định hiện hành, lãi suất kinh doanh của các ngân hàng không được vượt 150% lãi suất cơ bản (hiện là 7% một năm). Tuy nhiên, không ít lãnh đạo ngân hàng khác thì cho rằng lãi suất không phải là nguyên nhân duy nhất khiến huy động vốn giảm.
Dù quota tăng trưởng tín dụng của cả năm đã xài hết, các ngân hàng vẫn phải lo hút vốn bù đắp thanh khoản sau nhiều tháng tăng cường cho vay kích cầu. Hai cái Tết cận kề (dương lịch và âm lịch) càng đe dọa nguồn vốn ngân hàng, bởi nhu cầu chi tiêu trong dân chúng và cộng đồng doanh nghiệp sẽ tăng cao hơn, lượng tiền sẽ bị hút ra nền kinh tế nhiều hơn trước.
Nhiều nhận định cho rằng, dấu hiệu căng thẳng thanh khoản vốn ngắn hạn cho những tháng cuối năm 2009 và dịp Tết Canh Dần đang lộ dần. Áp lực vốn khiến các ngân hàng phải dự phòng trước. Trong cơ cấu tiền gửi, tỷ lệ không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn luôn áp đảo kỳ hạn dài. Chính vì thế, các ngân hàng thương mại buộc phải dự trữ thanh toán lớn hơn nên thiếu chủ động nguồn vốn cho vay dài hạn cũng như dành vốn cho hoạt động kinh doanh khác. Các kênh đầu tư khác đang hấp dẫn nên huy động vốn của ngân hàng càng khó khăn.
Việc hạn chế tín dụng trong thời gian gần đây được đại diện một số nhà băng giải thích đơn giản là do không huy động được tiền thì không thể cho vay ra, nhất là khi hạn mức tín dụng đã cạn.
"Khi ngân hàng thực hiện hỗ trợ lãi suất, một yêu cầu bắt buộc là không được từ chối cho vay nếu đối tượng đủ điều kiện. Hơn nữa, những hợp đồng tín dụng ký từ trước đã đến ngày giải ngân cũng là một áp lực về vốn đối với ngân hàng. Tôi đã cảnh báo sớm với ngân hàng, các anh có hai cái Tết phải lo", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu trao đổi với báo chí tuần qua.
Theo thống đốc, Ngân hàng Nhà nước cũng đang ở trong thế kẹt vì nếu giữ nguyên lãi suất hoặc hạ lãi suất cơ bản, để hạ giá vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ chống suy giảm kinh tế thì lại mâu thuẫn với mong muốn nâng lãi suất cơ bản để giải tỏa cơn khát vốn của các ngân hàng thương mại.
Khả năng các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản cũng không nhiều. Bởi theo ông Giàu, lạm phát vẫn là vấn đề đáng quan tâm ở Việt Nam. "Trong điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước phải bảo vệ sự ổn định của mức tăng cung tiền. Có thể mất mạng chứ không được để mất ổn định của mức tăng lượng tiền cung ứng", ông nói thêm.
Phương Trang - Song Linh