Tin công ty | 15-03-2023
Tin thị trường | 14-09-2011
Hầm Thủ Thiêm và đại lộ Đông Tây: Sắp thành hiện thực
Hầm Thủ Thiêm đang hoàn thành những phần việc cuối cùng để chuẩn bị cho ngày thông xe, theo kế hoạch là ngày 20-11-2011. Hầm Thủ Thiêm là hạng mục cuối cùng, đồng thời là hạng mục quan trọng nhất của dự án đại lộ Đông Tây, công trình lịch sử của TP Hồ Chí Minh.
Hoàn thiện hầm Thủ Thiêm
Tại buổi khảo sát của HĐND TP Hồ Chí Minh ngày 13-9, ông Lương Minh Phúc, Trưởng ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP (BQL GT-ĐT) cho biết, đến nay mọi công đoạn xây dựng cơ bản của hầm Thủ Thiêm đã hoàn thành. Ở khu vực đường hầm, các vết thấm ở các đốt hầm đã được sửa chữa xong, không xuất hiện thấm trở lại, tuy nhiên sẽ vẫn tiếp tục theo dõi. Các hạng mục cửa thoát hiểm trong hầm, bê tông lát đường, tấm ốp tường trang trí… đã hoàn thành 100% khối lượng; các hệ thống thiết bị cơ - điện trong hầm đạt 95%; nhà điều hành và trạm thu phí đạt khoảng 85% khối lượng.
Hoàn thiện hầm Thủ Thiêm
Tại buổi khảo sát của HĐND TP Hồ Chí Minh ngày 13-9, ông Lương Minh Phúc, Trưởng ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP (BQL GT-ĐT) cho biết, đến nay mọi công đoạn xây dựng cơ bản của hầm Thủ Thiêm đã hoàn thành. Ở khu vực đường hầm, các vết thấm ở các đốt hầm đã được sửa chữa xong, không xuất hiện thấm trở lại, tuy nhiên sẽ vẫn tiếp tục theo dõi. Các hạng mục cửa thoát hiểm trong hầm, bê tông lát đường, tấm ốp tường trang trí… đã hoàn thành 100% khối lượng; các hệ thống thiết bị cơ - điện trong hầm đạt 95%; nhà điều hành và trạm thu phí đạt khoảng 85% khối lượng.
Đại lộ Đông Tây, đoạn quốc lộ 1A qua huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh).
|
Đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, tuyến đường mới Thủ Thiêm và toàn tuyến đại lộ Đông Tây theo kế hoạch sẽ được thông xe, đưa vào sử dụng đúng dịp kỷ niệm 71 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (lễ thông xe dự kiến vào ngày 20-11-2011). Ông Phúc cho biết, đơn vị thi công đang tập trung hoàn thành các hạng mục, công trình dự án đạt kỹ thuật, chất lượng theo yêu cầu của Hội đồng Nghiệm thu nhà nước để quản lý, khai thác và vận hành đường hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến đại lộ Đông Tây bảo đảm an ninh, an toàn và hiệu quả. BQL GT-ĐT cũng đang hoàn chỉnh các phương án tổ chức giao thông, khai thác, vận hành đường hầm, thu phí, cứu nạn, cứu hộ, xử lý sự cố… Hiện Sở GTVT và Trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm đang xây dựng phương án thu phí để trình HĐND và UBND TP xem xét.
Cơ quan chức năng cũng đang tập trung huấn luyện, đào tạo, chuyển giao công nghệ cho lực lượng quản lý, vận hành (thuộc Trung tâm Quản lý vận hành đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn). Ông Phúc cho biết, khi đi vào vận hành chính thức, Trung tâm sẽ có khoảng 140 nhân viên, hơn 50% là kỹ sư, công nhân kỹ thuật làm việc trực tiếp, còn lại là bộ phận thu phí, hành chính… Hiện Trung tâm đang có 70 nhân viên. Để chuẩn bị cho việc vận hành đường hầm, năm 2010 Trung tâm đã gửi một số kỹ sư sang Nhật Bản tập huấn, một số khác cũng được tập huấn thông qua việc theo dõi công tác vận hành hầm đường bộ Hải Vân nhằm học hỏi, rút kinh nghiệm.
Ông Phúc cho biết, do đây là hầm vượt sông, nằm ở độ sâu 27m dưới đáy sông, yêu cầu đặt ra trong quá trình thiết kế và sử dụng là bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện đi lại trong đường hầm. Những quy định về tải trọng, chiều cao theo quy định chung của Nhà nước cũng sẽ được áp dụng nghiêm ngặt. Thời gian đầu thông xe, dự kiến sẽ có 40.000 xe ô tô và 10.000 xe máy lưu thông qua hầm mỗi ngày.
Hoàn tất đường kết nối, cảnh quan
Dự án đại lộ Đông Tây có tổng chiều dài 21,8km (trong đó hầm Thủ Thiêm dài 1,49km) đi qua 8 quận, huyện gồm các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Dự án đã xây mới 10 cầu, cải tạo 3 cầu cũ, xây mới 5 nút giao và 12 cầu bộ hành. Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn là hạng mục quan trọng nhất của dự án, có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á cho đến thời điểm này. Hầm có tổng chiều dài 1.490m, trong đó 4 đốt hầm dìm và đốt hợp long dài 370m. Trong hầm có 6 làn xe, lưu thông với vận tốc 60km/giờ, được thiết kế cho 45.000 xe ô tô và 15.000 xe gắn máy lưu thông mỗi ngày.
Sau lễ thông xe hầm Thủ Thiêm, toàn bộ đường hầm và tuyến đường mới Thủ Thiêm sẽ được đưa vào sử dụng. Theo BQL GT-ĐT, tuyến đường mới Thủ Thiêm (quận 2), đoạn từ nút giao Cát Lái đến Liên tỉnh lộ 25B (đã được đưa vào sử dụng từ ngày 15-8-2010) đang có tình trạng trồi nhựa tại khu vực nút giao Lương Định Của. Theo hướng dẫn của Hội đồng Nghiệm thu nhà nước, các đơn vị tư vấn đang tiến hành các bước để xác định nguyên nhân và phương án khắc phục. Riêng đoạn từ Liên tỉnh lộ 25B đến hầm Thủ Thiêm đã cơ bản hoàn thành, hiện đang tập trung xử lý tình trạng lún tại một số khu vực trước khi hoàn thiện lớp nhựa cuối cùng. Hệ thống chiếu sáng tuyến đường đã được lắp đặt xong. Ở khu vực Khánh Hội, công việc nạo vét khu vực kênh Bến Nghé - sông Sài Gòn đã hoàn tất. Phía quận 1 đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng phục hồi cầu Mống, tượng đài An Dương Vương… Tất cả sẽ sẵn sàng cho ngày thông xe hầm Thủ Thiêm 20-11-2011.
Như vậy, chỉ chưa đầy hai tháng nữa, Dự án đại lộ Đông Tây, trong đó có hầm Thủ Thiêm - công trình lịch sử của TP Hồ Chí Minh và của cả nước sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuyến đường này sẽ là lực đẩy phát triển kinh tế cho TP, đồng thời hoàn thiện diện mạo đô thị mới đẹp, văn minh và hiện đại cho TP Hồ Chí Minh.
Cơ quan chức năng cũng đang tập trung huấn luyện, đào tạo, chuyển giao công nghệ cho lực lượng quản lý, vận hành (thuộc Trung tâm Quản lý vận hành đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn). Ông Phúc cho biết, khi đi vào vận hành chính thức, Trung tâm sẽ có khoảng 140 nhân viên, hơn 50% là kỹ sư, công nhân kỹ thuật làm việc trực tiếp, còn lại là bộ phận thu phí, hành chính… Hiện Trung tâm đang có 70 nhân viên. Để chuẩn bị cho việc vận hành đường hầm, năm 2010 Trung tâm đã gửi một số kỹ sư sang Nhật Bản tập huấn, một số khác cũng được tập huấn thông qua việc theo dõi công tác vận hành hầm đường bộ Hải Vân nhằm học hỏi, rút kinh nghiệm.
Ông Phúc cho biết, do đây là hầm vượt sông, nằm ở độ sâu 27m dưới đáy sông, yêu cầu đặt ra trong quá trình thiết kế và sử dụng là bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện đi lại trong đường hầm. Những quy định về tải trọng, chiều cao theo quy định chung của Nhà nước cũng sẽ được áp dụng nghiêm ngặt. Thời gian đầu thông xe, dự kiến sẽ có 40.000 xe ô tô và 10.000 xe máy lưu thông qua hầm mỗi ngày.
Hoàn tất đường kết nối, cảnh quan
Dự án đại lộ Đông Tây có tổng chiều dài 21,8km (trong đó hầm Thủ Thiêm dài 1,49km) đi qua 8 quận, huyện gồm các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Dự án đã xây mới 10 cầu, cải tạo 3 cầu cũ, xây mới 5 nút giao và 12 cầu bộ hành. Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn là hạng mục quan trọng nhất của dự án, có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á cho đến thời điểm này. Hầm có tổng chiều dài 1.490m, trong đó 4 đốt hầm dìm và đốt hợp long dài 370m. Trong hầm có 6 làn xe, lưu thông với vận tốc 60km/giờ, được thiết kế cho 45.000 xe ô tô và 15.000 xe gắn máy lưu thông mỗi ngày.
Sau lễ thông xe hầm Thủ Thiêm, toàn bộ đường hầm và tuyến đường mới Thủ Thiêm sẽ được đưa vào sử dụng. Theo BQL GT-ĐT, tuyến đường mới Thủ Thiêm (quận 2), đoạn từ nút giao Cát Lái đến Liên tỉnh lộ 25B (đã được đưa vào sử dụng từ ngày 15-8-2010) đang có tình trạng trồi nhựa tại khu vực nút giao Lương Định Của. Theo hướng dẫn của Hội đồng Nghiệm thu nhà nước, các đơn vị tư vấn đang tiến hành các bước để xác định nguyên nhân và phương án khắc phục. Riêng đoạn từ Liên tỉnh lộ 25B đến hầm Thủ Thiêm đã cơ bản hoàn thành, hiện đang tập trung xử lý tình trạng lún tại một số khu vực trước khi hoàn thiện lớp nhựa cuối cùng. Hệ thống chiếu sáng tuyến đường đã được lắp đặt xong. Ở khu vực Khánh Hội, công việc nạo vét khu vực kênh Bến Nghé - sông Sài Gòn đã hoàn tất. Phía quận 1 đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng phục hồi cầu Mống, tượng đài An Dương Vương… Tất cả sẽ sẵn sàng cho ngày thông xe hầm Thủ Thiêm 20-11-2011.
Như vậy, chỉ chưa đầy hai tháng nữa, Dự án đại lộ Đông Tây, trong đó có hầm Thủ Thiêm - công trình lịch sử của TP Hồ Chí Minh và của cả nước sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuyến đường này sẽ là lực đẩy phát triển kinh tế cho TP, đồng thời hoàn thiện diện mạo đô thị mới đẹp, văn minh và hiện đại cho TP Hồ Chí Minh.
Theo Hà Nội Mới