9 tỉ USD kiều hối đổ về VN năm 2011
Kiều hối vẫn tăng
Trong những năm gần đây, lượng kiều hối về Việt Nam ở mức cao, vượt 5 tỉ USD kể từ năm 2007. Thế nhưng số ngoại tệ từ kiều hối bán cho hệ thống ngân hàng chỉ được 10%. Với những quy định quản lý thị trường ngoại tệ vừa được triển khai (phạt tiền từ 300 - 500 triệu đồng đối với trường hợp mua bán ngoại tệ trái phép; tịch thu tang vật ngoại tệ, tiền đồng ...), ngành ngân hàng kỳ vọng lượng ngoại tệ từ kiều hối bán lại cho ngân hàng sẽ tăng hơn. |
Trong những năm gần đây, lượng kiều hối về Việt Nam ở mức cao, vượt 5 tỉ USD kể từ năm 2007. Thế nhưng số ngoại tệ từ kiều hối bán cho hệ thống ngân hàng chỉ được 10%. Với những quy định quản lý thị trường ngoại tệ vừa được triển khai (phạt tiền từ 300 - 500 triệu đồng đối với trường hợp mua bán ngoại tệ trái phép; tịch thu tang vật ngoại tệ, tiền đồng ...), ngành ngân hàng kỳ vọng lượng ngoại tệ từ kiều hối bán lại cho ngân hàng sẽ tăng hơn.
Các đơn vị triển khai dịch vụ kiều hối khác cũng có kết quả khả quan như NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), lượng kiều hối chuyển qua ngân hàng này đạt 600 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay có khoảng 4 triệu người Việt đang làm việc, sinh sống và học tập ở nước ngoài. Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam qua các công ty chủ yếu đến từ các thị trường chủ lực như Mỹ, Canada, Úc và châu Âu, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật…
Trong một kết quả vừa được Ngân hàng Thế giới công bố, Việt Nam là một trong số các quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2011. Trong năm nay lượng kiều hối tập trung về các quốc gia đang phát triển lên đến 351 tỉ USD trong tổng số lượng kiều hối toàn cầu là 406 tỉ USD. Dự kiến Việt Nam sẽ đón nhận khoảng 9 tỉ USD kiều hối trong năm 2011.
Ông Trần Văn Trung cho biết theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, lượng kiều hối chuyển về trong quý 1 và quý 3 năm nay đạt khoảng 2,5 tỉ USD, quý 2 lượng tiền thấp hơn, đạt khoảng 2 tỉ USD.
9 tỉ USD kiều hối đổ về VN năm 2011, Tài chính - Bất động sản, kieu hoi, ngoai te, ngan hang, kinh te, ty gia, bao
Kiều hối vào mùa - Ảnh: D.Đ.Minh - đồ họa: Hồng Sơn
Tiền qua kênh chính thức tăng
Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Như Lý - Giám đốc khu vực Đông Dương của Western Union, xu hướng gửi tiền về Việt Nam vẫn chủ yếu là hỗ trợ tài chính cho gia đình, người thân nên khá ổn định. Ngoài ra, kiều hối về VN ngày càng được mở rộng từ nhiều nước. Nếu như năm 1994, khi mới vào Việt Nam, kiều hối chuyển về Việt Nam qua kênh Western Union chỉ từ 16 quốc gia thì hiện tại con số này đã lên đến 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều người chuyển tiền về Việt Nam qua kênh chính thức.
Đánh giá thị trường kiều hối Việt Nam, ông Sudhesh Giriyan - Phó chủ tịch Công ty chuyển tiền kiều hối toàn cầu Xpress Money cho biết: “Việt Nam đứng thứ 16 thị trường nhận kiều hối nhiều nhất trên toàn cầu. Thị trường kiều hối Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển trong thời gian tới”.